Nét đẹp của điệu múa "Con đĩ đánh bồng" không chỉ được thể hiện ở động tác, mà còn bằng biểu cảm của ánh mắt, nụ cười. Khi giáp mặt thì nhìn nhau thẹn thùng, khi cách xa thì trao nhau ánh mắt lẳng lơ. Lúc đối mặt, lúc đối lưng, hai người múa thành cặp trông như đôi trai gái yêu nhau. Đó là nghệ thuật múa "Con đĩ đánh bồng" đích thực.Những người mới bắt đầu học múa có thể bắt chước động tác, bước chân, nhưng để thể hiện hết cái tinh túy của điệu múa thì phải khổ luyện trong một thời gian dài.
Lúc đối mặt…
…Khi đối lưng.Điệu múa Con đĩ đánh bồng hay còn gọi là múa bồng có ở nhiều nơi nhưng không đâu múa đẹp được bằng làng Triều Khúc. Nhờ lớp nghệ nhân cao niên tâm huyết, Triều Khúc vẫn lưu giữ lại được nguyên vẹn cái thần sắc, hồn cốt của điệu múa Con đĩ đánh bồng.
Nhìn nhau "lẳng lơ".Làng Triều Khúc thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Bố Cái Đại Vương từng thao luyện binh mã tại đây, vì vậy sau khi ông qua đời, dân làng đã tôn ông lên làm Thành hoàng làng.Lễ hội làng Triều Khúc diễn ra từ ngày mồng 9 đến 12 tháng Giêng hàng năm. Ngày khai hội cũng là ngày cử hành nghi lễ rước sắc phong. Trong lễ rước, màn múa "Con đĩ đánh bồng" luôn là tâm điểm chú ý nhờ sự độc đáo và đầu tư công phu.
Trong đám trai làng, chỉ những chàng trai trẻ có khuôn mặt tuấn tú, dáng người dong dỏng cao mới có cơ hội lọt qua vòng sơ tuyển để vào đội múa. Sau khi được chọn, họ phải luyện tập liên tục nhiều tháng trời trước khi được múa chính thức trong lễ rước.Anh Trần Mạnh Quỳnh, một "đĩ bồng", thổ lộ: "Mình bắt đầu múa bồng từ năm 15 tuổi và muốn được múa bồng mãi. Mình hy vọng điệu múa này sẽ được lưu truyền lại nguyên vẹn cho những thế hệ sau".
Các "đĩ bồng" trông xinh xắn không kém các thiếu nữ.
Trang phục của các "con đĩ" rất độc đáo và lạ mắt. Chiếc áo trắng tinh mặc trong cùng, bên ngoài trùm một chiếc yếm sặc sỡ cách điệu, tượng trưng cho áo yếm của phụ nữ thời xưa. Một chiếc váy xẻ tà phủ ngoài quần trắng, góp phần tạo nên sự mềm mại khi múa. Trên đầu là chiếc khăn đỏ chít theo kiểu mỏ quạ. Và để diễn cho tròn vai "đĩ", các chàng trai cũng phải má hồng môi son sao cho thật xinh xắn.
Điệu múa này đòi hỏi bàn chân lướt nhẹ và thanh thoát trên mặt đất vì vậy người múa chỉ được đi tất trắng. Nếu đi giày, bước chân sẽ cứng, không đẹp mắt. Đội múa bồng thường có 8 người, chia thành 4 cặp. Các cặp múa tay chân đối xứng, nhịp nhàng theo tiếng nhạc đệm gồm trống khẩu, trống bản và thanh la.
Bàn chân lướt nhẹ như bay trên mặt đất.
Tương truyền, điệu múa trai giả gái này ban đầu được nghĩ ra để động viên, khích lệ tinh thần quân sĩ. Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, múa bồng Triều Khúc vẫn được bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay.
Đội rước sắc phong.
Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012
La loi dieu mua Con di danh bong o hoi lang Trieu Khuc
Những bước nhảy vừa linh hoạt, vừa thướt tha của các chàng trai đóng giả gái hòa cùng nhịp trống dồn dập làm say lòng tất cả những người đến xem hội. Theo www.baomoi.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét