Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Cho du lich Vung Tau Diem den hap dan du khach

Vừa qua, chợ Du lịch Vũng Tàu đã đi vào hoạt động. Đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến hấp dẫn người dân địa phương và du khách, tạo thêm sự phong phú cho du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu.

Từ khóa liên quan

Địa danh trong nước
  • Vũng Tàu
  • Bà Rịa Vũng Tàu
Động từ
  • du lịch
  • đi vào hoạt động
Danh từ
  • tiểu thương
  • mỹ nghệ
  • du khách
  • điểm đến
  • bãi biển
Cụm từ
  • hàng rong
  • lập lại trật tự
Tổ chức
  • ủy ban nhân dân thành phố
Danh từ riêng
  • Imperial
  • Phạm Hồng Thái
Từ chuyên môn
  • ẩm thực

Tin đọc nhiều

  • Vạch khe đá xem hang cá thần ở Mường Bon - Zing 1639 lượt đọc
  • Ngỡ ngàng rừng nguyên sinh hàng nghìn tuổi trên... cồn cát - Dân Việt 414 lượt đọc
  • Lý Nhã Kỳ cưỡi voi quảng bá du lịch Tây Nguyên - VnExpress 254 lượt đọc
  • Bà cụ có mái tóc dài hơn 5 mét - VnExpress 239 lượt đọc
  • Lạ lùng cuộc bắt chồng lúc nửa đêm của cô gái K'ho - Giadinh.net 232 lượt đọc
  • "Kỳ bí" 2 cây cổ thụ tương truyền gần 800 năm tuổi - Dân Trí 172 lượt đọc
  • Nín thở xem "người chim" bay qua dãy An-pơ - aFamily 136 lượt đọc
  • Phạt tới 40 triệu đồng cho vi phạm trong du lịch - Vietnam Plus 133 lượt đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Lý Nhã Kỳ cưỡi voi quảng bá du lịch Tây Nguyên - VnExpress

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Brazil phấn đấu lọt vào tốp 5 điểm du lịch hàng đầu - Vietnam Plus
  • Khám phá vẻ đẹp của lâu đài Óbidos Castle ở Bồ Đào Nha - Tin tức Du lịch
  • Ngậy giòn bánh sầu riêng chiên ở phố Tô Hiến Thành - aFamily
  • Những hòn đảo xinh đẹp nhất hành tinh - 24h.com.vn
  • Ghé quán bánh cuốn ngon trên đường Lương Thế Vinh - aFamily

Các bài khác

  • Lý Nhã Kỳ cưỡi voi vượt suối - Ngoisao.net
  • Việt Nam với mục tiêu đón 1 triệu khách Nhật vào năm 2015 - VEN
  • Để du khách "mê" nghệ thuật truyền thống - Báo Tin tức
  • Hạ Long (Quảng Ninh) quyến rũ và mới lạ trên trang web nước ngoài - Tin tức Du lịch
  • Đến Hội An xem Tây xắn quần... đi cấy - Dân Trí

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Bảo Bình (20/01-18/02)

Hôm nay, hãy lắng nghe cái mà mọi người nói trước khi bạn chia sẻ với họ quan điểm của mình. Biết đâu sau khi tiếp thu ý kiến của họ, bạn sẽ kịp thời chỉnh sửa lại suy nghĩ của mình sao cho phù hợp hơn để tránh nói ra những câu thừa hay sai lầm.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies


Nằm ở trung tâm quần thể khu du lịch bãi biển Thùy Vân, ngay sau khách sạn 5 sao The Imperial, chợ Du lịch Vũng Tàu có một vị trí khá thuận lợi để thu hút du khách. Trong 2 ngày đầu đi vào hoạt động, chợ Du lịch Vũng Tàu đã đón và phục vụ gần 1 triệu lượt khách đến tham quan, mua sắm. Nhiều người dân địa phương tỏ ra hài lòng khi đến với chợ. Chị Lan, nhà ở đường Phạm Hồng Thái (TP.Vũng Tàu) vui vẻ nhận xét: "Khuôn viên chợ rộng rãi, các mặt hàng mỹ nghệ phong phú và có cả không gian ẩm thực nên rất tiện lợi. Với tôi, đây là một điểm vui chơi cuối tuần hấp dẫn".

Tại quầy hàng mỹ nghệ, chị Bích, du khách đến từ Tây Ninh đang loay hoay chọn bộ ly bằng sứ, chị nói: "Mua sắm ở một địa được quản lý đàng hoàng thế này tôi rất yên tâm. Tuy nhiên, ở đây chủ yếu chỉ bày bán quà lưu niệm, hàng mỹ nghệ mà còn thiếu các sản phẩm hải sản khô, là những món quà đặc trưng của biển. Tôi nghĩ, sẽ thuận lợi hơn nếu ở đây bổ sung thêm những mặt hàng như vậy".

Ông Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Công ty Dịch vụ thương mại tổng hợp Busadco, đơn vị chủ đầu tư chợ Du lịch Vũng Tàu, cho biết đến thời điểm này, toàn bộ 430 gian hàng của chợ đã được các hộ tiểu thương đăng ký, trong đó có hơn 350 gian hàng đã mở cửa bán hàng phục khách, số còn lại vì nhiều lý do khác nhau nên còn đóng cửa.

Có nơi buôn bán ổn định, hầu hết bà con tiểu thương mới dọn về chợ Du lịch Vũng Tàu đều phấn khởi: "Bán ở trong này chúng tôi cũng yên tâm hơn. Mỗi sáng, chỉ cần mở cửa, tối đóng lại là xong, không phải lỉnh kỉnh mang hàng về và cũng không phải lo mưa, nắng…" - chị Hồ Thị Tầm bán hàng mỹ nghệ trong Chợ Du lịch Vũng Tàu cho biết. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương lo ngại thời gian đầu khách hàng chưa quen nên thu nhập của họ sẽ giảm. Vì vậy, họ mong muốn chính quyền địa phương cũng như chủ đầu tư có chính sách hỗ trợ, đồng thời phải kiên quyết dẹp bỏ các quầy hàng rong dọc bãi biển để khách vào chợ mua sắm.

Chợ Du lịch Vũng Tàu đi vào hoạt động, ngoài việc tạo thêm điểm đến cho du khách, còn giải quyết được vấn nạn hàng rong, lấn chiếm lòng lề đường, gây ô nhiễm môi trường du lịch bãi biển Thùy Vân. Thế nhưng, việc huy động người dân vào chợ buôn bán quả thật không đơn giản. Trước đó, UBND TP. Vũng Tàu đã mất một thời gian dài để vận động bà con tiểu thương vào chợ. Riêng ngày 9-3, UBND TP. Vũng Tàu đã ra quân lập lại trật tự khu vực Bãi Sau và vận động những người bán rong vào Chợ Du lịch Vũng Tàu.

Ngay sau khi chợ Du lịch khai trương, tối 10/3, khu vực Bãi Sau nhìn chung đã vắng bóng hàng rong, trật tự khu du lịch ổn định thấy rõ. Tuy nhiên, để duy trì nề nếp đó cần có sự nỗ lực của nhiều phía. Bà Trương Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu cho biết: Để tránh tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa", trong tháng 3 này TP. Vũng Tàu giao lực lượng trật tự đô thị tiếp tục tăng cường ra quân lập lại trật tự khu vực Bãi Sau và vận động hết các hộ bán hàng rong vào chợ.

Để thu hút khách, hiện chủ đầu tư (Công ty Thoát nước đô thị - Busadco) đang tăng cường các hoạt động tiếp thị, quảng bá giới thiệu về Chợ Du lịch tại các bến xe, các hãng taxi, khách sạn. Tổ chức 7 xe đưa đón khách miễn phí dọc tuyến đường Thùy Vân. "Trong thời gian tới, Công ty sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịch tổ chức với các Công ty du lịch lữ hành khu vực phía Nam để đưa khách đến với chợ Du lịch Vũng Tàu. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các khu vui chơi giải trí, các nhà hàng ẩm thực, các làng nghề… với kỳ vọng sẽ đưa Chợ Du lịch Vũng Tàu trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách. Trong quá trình thi công, Công ty cũng sẽ lắng nghe ý kiến của người dân cũng như nguyện vọng của bà con tiểu thương để phục vụ ngày càng tốt hơn" - ông Hoàng Đức Thảo, Tổng Giám đốc Busadco cho biết./.

Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Hieu motor tours trong mat cua du khach nuoc ngoai

Chúng tôi - những kiều bào quen biết ông thường gọi ông Lê Huy Hiếu bằng cái tên thân mật Hiếu motor tours, âu đó mới đúng với bản chất công việc mà ông đang phụng sự, ông thích gọi bằng cái tên đó hơn. Một lần cùng anh bạn đi đón Shannnon Corrigan, không biết có ai mách mà cô bạn nói với tôi bằng giọng Việt lơ lớ tại sân bay: - Tôi muôn... đươc đên bao Hanoi mơi - Viet Nam, thăm Thu đô Hanoi băng xe cua "Hieu motor tours" khiến cho mọi người xung quanh hết sức kinh ngạc.

Hieu motor tours trong mat cua du khach nuoc ngoai

- Được, bạn sẽ được tới 44 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm bên Hồ Gươm, đó là báo Hà Nội Mới.

Tò mò tìm hiểu, được biết, Shannnon Corrigan muốn tìm hiểu để nghiên cứu văn hóa Việt Nam mà cô chuẩn bị làm tốt nghiệp Khoa Ngữ văn. Cô còn biết nơi đón khách của ông Hiếu motor tour tại một điểm trước ga Hàng Cỏ. Vừa gặp ông, tôi đã có sự cảm tình, một chút tò mò...

Ông Lê Huy Hiếu và con trai Lê Huy Hà.

Thật thú vị nếu bạn có việc đi đâu đó trong cự ly nội ngoại thành mà không muốn phải lo nơi gửi ôtô, xe máy của mình. Chỉ một "cuốc" xe với ông Hiếu motor tour bạn sẽ hài lòng. Không chỉ với kiều bào hay người ngoại quốc lạ lẫm xứ ta, nếu bạn là người ngoại tỉnh có dịp về Hà Nội họp hành, thăm người thân, tham quan... bỡ ngỡ đường, muốn biết các điểm du lịch, bảo tàng, điểm văn hóa - lịch sử, cần mua sắm, thưởng thức ẩm thực... đều được ông chia sẻ và tận tình. Ông là người cởi mở, dễ gần. Đi với ông đoạn đường như ngắn hơn, ông lướt nhanh trên đường? Không, ông đi rất cẩn trọng, đúng tốc độ quy định trong thành phố. Luôn tuân thủ tín hiệu đèn, biển báo giao thông một cách nghiêm túc. Một lần song hành với ông từ Hà Đông ra Hà Nội, tới ngã tư Tôn Đức Thắng (chỉ rẽ phải) là đến khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Biết đây là đoạn đường ngược chiều, ông mời khách xuống xe tại ngã tư và nói với khách: "Mời quý vị xuống đây, ta thả bộ ngắm toàn cảnh quần thể kiến trúc từ góc trái ngoài khuôn viên đến cổng... chừng 200m mới thấy hết toàn bộ công trình cổ kính này!". Thật tế nhị và văn hóa. Ai đi xe ông một lần cũng cập nhật chí ít đôi ba điều bổ ích và lý thú về đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Những ngày cận kề Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, khách từ phương xa đổ về Hà Nội dự lễ rất đông. Nắm được tình hình phân luồng và những tuyến đường cấm trên phương tiện thông tin hàng ngày, ông đã trả khách một cách khoa học không để tình trạng rơi vào cung đường ùn ứ mất thời gian chờ đợi.

Được biết, nhà ông ở tận phường Tứ Liên - quận Tây Hồ xa trung tâm, thế nhưng ông vẫn lấy ga Hà Nội làm điểm đón khách. Tại một cột đèn gần cửa chính ga, ông đứng khiêm tốn ở đó và không như mọi người ra tận xe chèo kéo khách. Đến tìm ông là khách thân quen xa, gần thậm chí là bà con hàng xóm, không chỉ là điểm đỗ mà khách của ông còn gọi theo số mobile. Nhiều người ở các tỉnh khác về thăm bạn bè, người thân khó tìm được địa chỉ nơi muốn đến vì sự đổi thay mỗi ngày, ông vẽ ra những đoạn đường ngắn nhất tránh được những nút giao thông thường ùn tắc. Ông quả là "thổ công" đất Hà thành.

Một Việt kiều sống ở Sài Gòn tâm sự: "Là người Việt xa quê, lâu lắm mới có dịp về thăm cố hương, được ông chở đi thăm thú ở Thủ đô tôi rất yên tâm. Tự lúc nào tôi đã coi ông như một hướng dẫn viên du lịch - một "sứ giả kiêm phiên dịch". Ông có thể trả lời đúng, đủ một cách chính xác về những vấn đề lịch sử, văn hóa đầy sức thuyết phục. Không danh thiếp, không bảng hiệu nhưng ở ông hội tụ tất cả sự hiểu biết, lịch lãm pha chút phong trần. Ông vẫn chỉ là một bác lái xe ôm khiêm nhường biết tôn trọng kỷ cương và hết lòng vì mọi người, không bon chen trong cuộc sống. Khách quen của bác không chỉ mến bác ở cái đức, sự hiểu biết văn hóa mà còn khâm phục nết làm việc cẩn trọng, an toàn của người lái xe motor am tường văn hóa Việt.

Mong sao xã hội có nhiều bác lái xe tham gia giao thông có vốn sống văn hóa uyên thâm như ông "Hiếu motor tour" - Lê Huy Hiếu.

Bài và ảnh: Vi Ba

Theo www.baomoi.com

Xay biet thu nho nuoi ca, trong rung

(Dân Việt) - Tận dụng mảnh đất trống cạnh nhà nuôi cá và trồng 4ha rừng, chỉ sau 3 năm, A Rướp (SN 1972, thôn A Zal, Mà Cooih, Đông Giang, Quảng Nam) đã thu được nửa tỷ đồng từ rừng và vụ cá đầu tiên. A Rướp đang được đồng bào vùng cao học tập để vươn lên làm giàu.

Một ngày tháng 2 nắng gắt, chúng tôi tìm đến nhà gặp lúc A Rướp đang cho cá ăn, bên cạnh có hàng chục công nhân đang đục đẽo cây để làm trại che mát cho hồ nuôi cá. Từ cổng nhìn vào thấy ngôi nhà A Rướp thật khang trang chẳng kém gì một biệt thự.

A Rướp tâm sự: Mình cất nhà được thế này nhờ vào trồng rừng và nuôi cá trê lai đấy. Chỉ tay xuống hồ, A Rướp nói tiếp, đây là đợt nuôi cá trê lai thứ ba. Đợt này mình thả gần 1.000 con giống, hiện nay nhiều con cân nặng gần 1kg, mấy ngày nay nhiều người đến hỏi mua, nhưng mình chưa chịu, chờ thêm vài bữa nữa cho cá ăn hết thức ăn rồi xuất bán luôn một thể.

Khi được hỏi về kinh nghiệm, A Rướp kể: Cách đây 3 năm, mình xuống Đại Lộc (huyện đồng bằng của Quảng Nam) thấy nhiều mô hình nuôi cá nước ngọt cho thu nhập cao. Mình về tận dụng mảnh đất trong vườn xây một cái hồ, kéo nước từ suối về, thả cá trê lai. Sau 6 tháng, thấy cá nhanh lớn, nhiều con nặng hơn 1kg, mình xuất bán thu lãi gần 70 triệu đồng. Sau đó, mình tiếp tục đầu tư xây rộng hồ ra, lượng cá nuôi cứ tăng dần.

Ngoài nuôi cá trê lai ra, A Rướp còn trồng rừng, chỉ một vụ mà thu về nửa tỷ đồng. Lứa rừng thứ 2 này cũng đang rất hứa hẹn.

Alăng Trách - Chủ tịch UBND xã Mà Cooih, cho biết mô hình nuôi cá nước ngọt và phát triển rừng của A Rướp là mô hình đầu tiên của xã. Từ thành công của A Rướp, nhiều nông dân đang học hỏi làm theo.

Hồng Trương


Theo www.baomoi.com

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Xep hang quoc gia Di tich kien truc nghe thuat Den Phu Tho (tinh Nghe An)

(Chinhphu.vn) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Phú Thọ thuộc xã Lưu Sơn (Đô Lương, Nghệ An).

Đền Phú Thọ được xây dựng vào năm 1585 để tưởng nhớ đến công lao của Thái phó tấn Quốc Công - Nguyễn Cảnh Hoan - người đã có công đánh giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi, phát triển đời sống nhân dân vào đầu thế kỷ XVI.

Đền được xây dựng bằng gỗ và theo kiến trúc rất độc đáo, có cổng vào rất cao lớn, bề thế, trên các xà, hạ, bẫy được chạm trổ rất tinh xảo, các nét hoa văn chim, cá chép, đầu rồng rất mềm mại và uy nghiêm.

Trong những năm chiến tranh chống Pháp, Đền là nơi hoạt động cách mạng của cán bộ ta và nước bạn Lào.

Việc xếp hạng di tích lịch sử quốc gia sẽ góp phần đưa nơi đây trở thành nơi sinh hoạt tâm linh nhớ về cội nguồn lịch sử dân tộc.

Bảo Lâm


Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Chay them 11 doan tau trong dip le 30-4 va 1-5

TPO - Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn (VTHK ĐSSG) sẽ cho chạy thêm 11 đoàn tàu đến TP Nha Trang trong dịp lễ 30-4 và 1-5 nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Bán vé tàu tại Ga Sài Gòn.

Chiều 13-3, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Trưởng Ga Sài Gòn cho biết trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty VTHK ĐSSG sẽ tăng cường thêm 11 đoàn tàu du lịch (tương ứng 5.700 chỗ ngồi) từ TPHCM đến Nha Trang.

Theo đó, ngoài đôi tàu khách SNT1/2 chạy hàng ngày, trong ngày 26-4, ngành đường sắt cho chạy thêm tàu SN6 khởi hành tại Ga Sài Gòn lúc 20 giờ 20 và đến Nha Trang lúc 6 giờ 22.

Trong ngày 27-4, Công ty VTHK ĐSSG cho chạy thêm tàu SN4 (khởi hành tại Ga Sài Gòn lúc 17 giờ 30, đến Nha Trang lúc 3 giờ 30); tàu SN6 (20 giờ 20, 6 giờ 22); tàu SN8 (20 giờ 50, 8 giờ 19); tàu SN10 (21 giờ 25, 8 giờ 40); tàu SN12 (21 giờ 55, 9 giờ 03); tàu SN14 (22 giờ 20, 9 giờ 30) và tàu SN16 (23 giờ 30, 10 giờ 07).

Trong ngày 28-4, Công ty tiếp tục cho chạy thêm 3 đoàn tàu SN6 (20 giờ 20, 6 giờ 22); tàu SN8 (20 giờ 50, 8 giờ 19) và tàu SN10 (21 giờ 25, 8 giờ 40).

Ngoài ra, do nhu cầu đi lại của hành khách từ TPHCM đến Phan Thiết và ngược lại trong dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương tăng cao, ngoài đôi tàu khách SPT1/2 đang chạy hàng ngày, hiện nay, Công ty VTHK ĐSSG cho chạy thêm đôi tàu PT4/PT3 vào các ngày thứ 6, 7 và chủ nhật.

Tàu PT4 khởi hành từ Sài Gòn lúc 17 giờ 05 đến Phan Thiết lúc 21 giờ 25; tàu PT3 khởi hành từ Phan Thiết lúc 22 giờ 35 đến Sài Gòn lúc 3 giờ 26. Trong ngày 31-3, ngành đường sắt tiếp tục cho chạy thêm đoàn tàu SPT4, khởi hành tại Ga Sài Gòn lúc 7 giờ 30 đến Phan Thiết lúc 11 giờ 47; tàu SPT3 khởi hành từ Phan Thiết lúc 13 giờ 05 đến Sài Gòn lúc 18 giờ 15 trong ngày.

Các đoàn tàu khách Thống nhất Bắc Nam, tàu Du lịch SH, SQN đều nối thêm toa để phục vụ vận chuyển hành khách trong dịp này. Hành khách có thể mua vé trên website vetau.com.vn, mua tại ga, mua qua các đại lý hoặc qua số điện thoại 08.38436.528 để được mang vé đến nhà (không thu phí trong bán kính 7 km).


Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Binh Dinh Le hoi cau ngu truyen thong

(Dân Việt) - Chiều 4.3, tại đền Nam Hải, ngư dân phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn đã khai mạc Lễ hội cầu ngư truyền thống năm 2012. Lễ hội diễn ra trong 4 ngày từ 4 – 7.3 (tức từ ngày 12 đến 15.2 âm lịch).

Phần lễ diễn ra với các nghi lễ truyền thống như: Lễ Nghinh thần nhập điện, Chèo Bá Trạo hầu ông tại đền, Lễ khai kinh cầu quốc thái dân an, Lễ tế thần, Khởi cổ hát thứ lễ, Lễ tôn Vương.

Đây là lễ hội truyền thống, được nhân dân địa phương tổ chức vào ngày chính lễ 13.2 âm lịch hằng năm để cầu cho quốc thái dân an, một năm mưa thuận, gió hòa, biển nhiều tôm cá; đánh bắt thủy sản được mùa, tàu thuyền ra khơi an lành; đời sống ngư dân sung túc…

Phi Hùng


Theo www.baomoi.com

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Muu sinh duoi day bien

Trời mới tờ mờ sáng, những tay thợ lặn ở bãi Giếng thuộc xã An Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang, đã cơm đùm cơm gói chuẩn bị ra khơi. Họ sẽ lặn xuống các rạn san hô sâu dưới đáy biển tìm những luồng cá để bắt.

Hai cha con anh Trần Văn Chơn (Mười Chơn) là những tay thợ lặn nổi tiếng hầu như ngư dân nào ở Hòn Củ Tron cũng biết đến. Tại bãi Giếng này còn có nhiều tay thợ lặn chuyên nghiệp, nhưng do cuộc sống quá vất vả nên một số đã chuyển sang nghề cào và câu mực. Riêng Mười Chơn, sau gần 20 năm lặn hụp nay vẫn gắn bó với nghề, đã vậy còn kéo thêm người con nối nghiệp.

Hầu hết những tay thợ lặn đều ở lứa tuổi từ 20 đến 45, người nào cũng dạn dày sương gió. Các anh, đặc biệt là Tâm, con trai lớn của Mười Chơn có thân hình rắn rỏi, nước da sạm nắng, thể hiện rõ là một thanh niên gan dạ, tự tin. Các anh đã chọn Hòn Củ Tron, còn gọi là Hòn Lớn làm quê hương, quanh năm lấy ghe làm nhà, lấy biển làm chốn mưu sinh.

Một người thợ lặn chuẩn bị xuống đáy biển. Ảnh: Thiên Lộc.

Quần đảo Nam Du thuộc huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang có tới 21 hòn đảo lớn nhỏ, đa số cư dân đều sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Nhiều ngư dân tâm sự: trong các nghề khai thác biển, nghề nào cũng đổi bằng những giọt mồ hôi nhọc nhằn chảy qua năm tháng. Nhưng, nói đến khổ cực, chưa có nghề nào vất vả và nguy hiểm bằng nghề thợ lặn – nghề đối mặt với "thủy thần".

Biết là nguy hiểm, song nhiều người vẫn lấy nghề lặn để mưu sinh, thậm chí có người còn coi đó là một cái nghiệp không thể nào từ bỏ.

Mười Chơn tâm sự: "Nghề lặn vô cùng gian nan vất vả, đòi hỏi phải có sức chịu đựng dẻo dai và từng trải với sóng gió. Lúc đầu xuống nước ai cũng ngán ngại nhưng riết rồi cũng quen".

Bộ đồ nghề của thợ lặn gồm kính lặn, giày cao su, bao tay, ống thở, vợt, túi lưới, bao chì nặng 6 kg và một máy định vị. Tàu ra khơi, đầu tiên họ chọn những vùng biển êm, nước trong, để tìm "rạn". Phát hiện được điểm đánh (đôi lúc phải nhờ đến máy định vị) họ mới mặc đồ lặn, tháo ống hơi cột vào người, và nhảy tùm xuống biển, lặn sâu từ 10 đến 15 sải nước để tìm kiếm những luồng cá ẩn trú dọc theo các dãi san hô, đá ngầm hoặc các hang hóc, tiếng nhà nghề gọi là "rạn".

Khi xác định được mục tiêu, anh em mới dùng lưới bao vây và dùng các thủ thuật nhà nghề tóm gọn từng con cá cho vào giỏ lưới. Nếu gặp các loài cá ở hang thì phải tìm cách khuấy động cho cá hoảng hốt chui vào lưới. Đôi khi các anh buộc phải sử dụng đến thuốc mê hoặc đâm bằng chĩa đối với các loài cá dữ như cá bốp, cá ngát.

Những loài cá săn được thường là cá bống sao, mú đen, cá chét, nhồng, hường bạc… có con nặng đến 7-8 kg. Nếu cá lớn thì bán cho các đại lý thu mua, còn cá nhỏ bán cho các chủ bè làm cá giống. Ngoài cá ra, thợ lặn còn thu hoạch cả các loài cua, ốc, sò, mực, điệp… để tăng thêm thu nhập.

Thành phẩm sau một chuyến lặn biển là những nhánh san hô chết. Ảnh: Thiên Lộc.

Anh Tiền ở Hòn Nghệ cho biết, mỗi lần lặn kéo dài từ một tiếng đến hơn một tiếng tùy theo sức khỏe và cái giá lạnh, hung dữ của biển. Trong suốt quá trình hoạt động dưới đáy biển, người thợ lặn lúc nào cũng ngậm một đầu dây dẫn khí được truyền hơi từ chiếc máy nổ đang vận hành trên ghe.

Càng xuống sâu càng có nhiều cá lớn nhưng chúng thường ẩn trú trong hang hoặc các hốc đá nên rất khó bắt. Thông thường sau khi quần thảo chừng một hai tiếng đồng hồ, anh em mới nổi lên dùng cơm, hút thuốc, nghỉ ngơi một lát rồi lại tiếp tục cho tới 3-4h chiều.

Những người thợ lặn nói rằng họ biết ông cha khuyến cáo 2 điều không nên: "Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá". Thế nhưng, vì miếng cơm manh áo, vì tương lai của con cái mà họ phải dấn thân vào cái nghề hạ bạc với hy vọng cuộc đời sẽ đổi thay. Song đồng tiền của họ kiếm chẳng khác nào "gió thổi qua nhà trống", không bao giờ giàu được vì suốt một đời lặn hụp, chống chọi với bao khắc nghiệt, nắng cháy, mưa nguồn, sóng to, biển động, làm sao tránh được bệnh tật, ốm đau!

Như anh Huỳnh Văn Tiền, một tay thợ lặn giỏi ở Hòn Nghệ, gần 10 năm lặn hụp, sức khỏe hao gầy, rốt cuộc "ráo mái chèo thời khô túi". Anh cho biết cá bây giờ gần cạn kiệt, muốn bắt được nhiều phải đi xa bờ. Do đó anh đã chuyển sang nghề nuôi cá lồng bè.

Ông Trần Văn Công ở Bãi Giếng Tiên, chuyên lặn bắt cá mú; ông Bảy Khải ở hòn Mấu chuyên bắt bào ngư, cà xeo và các loại cá khác; cũng nói như thế.

Mỗi chiều, người thợ lặn mang tất cả thành phẩm thu hoạch được như cá, san hô... về cho vợ con ăn và bán. Ảnh: Thiên Lộc.

Thông thường mỗi chuyến ra khơi, một thợ lặn giỏi có thể kiếm khoảng vài trăm nghìn đồng, gặp những hôm "ông cậu bà cậu" hộ độ có thể lên tới vài triệu, nhưng cũng có lúc về tay không. Anh Mười tâm sự: "Hạnh phúc lớn nhất của những người đi biển là bình yên vô sự và đánh bắt được nhiều cá, tối về cùng vợ con quây quần bên mâm cơm và cầu mong cho sáng hôm sau trời yên bể lặng để tiếp tục giong thuyền ra khơi với bao niềm hy vọng".

Những người thợ lặn cho biết, cá bây giờ ít lắm. Muốn bắt được nhiều phải ra xa bờ vài chục cây số, nhưng càng đi xa càng tốn kém và rủi ro không thể lường hết được.

Thiên Lộc


Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

10 mon Viet ngon re trong mat khach nuoc ngoai

Bánh canh Phan Thiết, bún thịt nướng tại Huế và Đà Nẵng... thực sự gây ấn tượng với du khách nước ngoài, bởi không chỉ ngon mà còn rất rẻ với giá chưa tới 1 đô la.

>
>
Mọi người vẫn thường nói rằng "của rẻ là của ôi", song có lẽ câu này không đúng với những món ăn được du khách nước ngoài có tên Adam Bray kể trong bài viết của mình.

Đối với những vị khách nước ngoài từng một lần đặt chân đến dải đất hình chữ S thì văn hóa ẩm thực nơi đây thực sự gây ấn tượng với họ. Trong một bài viết, Adam Bray đã tổng hợp 10 món ăn Việt Nam ngon rẻ với tựa đề: "Đi ăn trưa ngoài chợ: 10 món Việt truyền thống chưa tới 1 USD".

Ngay phần mở đầu, tác giả đã tỏ ra khá ngạc nhiên vì những một điều tưởng chừng như mâu thuẫn: "Những món Việt hấp dẫn đôi khi lại là món ăn rẻ nhất mà người dân địa phương thường ngồi ăn trên chiếc ghế nhựa và cái bàn xếp ở ngoài chợ. Một đất nước nhỏ bé như Việt Nam vậy mà thức ăn lại tinh tế và đa dạng đến kinh ngạc. Mỗi thành phố, thậm chí mỗi ngôi làng đều có một món đặc sản".

Không chỉ liệt kê ra 10 món ăn ngon rẻ ở Việt Nam, tác giả bài viết đã tìm hiểu khá kỹ về nguyên liệu, cách chế biến, ngoài ra Adam Bray còn chỉ ra nơi ăn ngon nhất của từng món.

Bánh canh (ăn ngon nhất ở Phan Thiết)

Tác giả của bài viết - Adam Bray mô tả thì bánh canh được làm từ gạo và bột khoai mì, được chan bằng thứ nước dùng được nấu từ cá. Đối với vị du khách này thì bánh canh ở Phan Thiết là ngon nhất trong những nơi ông từng thưởng thức.

Bánh hỏi (ăn ngon nhất ở Qui Nhơn)

Bánh hỏi được làm từ mì gạo tạo thành những lá bánh con con, một chút hẹ và tóp mỡ phủ lên trên, ăn kèm với bánh hỏi có thể là heo quay, xúc xích thịt lợn... chấm với nước chấm pha bằng nước mắm, đường, ớt và chanh.

Bột chiên (ăn ngon nhất ở Sài Gòn)

Đây là một món khoái khẩu của học sinh ở Sài Gòn. Khoai mì bột được cắt thành hình con cờ sau đó chiên giòn kết hợp với trứng và dùng với nước chấm.

Bò khô (ăn ngon nhất ở Đà Lạt)

Ở món này tác giả viết: "Bò khô (món ăn yêu thích của tôi), tôi thấy rất thú vị khi được thưởng thức món này trong thời tiết mát mẻ và ẩm ướt ở Tây Nguyên".

Bún thịt nướng (ăn ngon ở Huế và Đà Nẵng)

Bún thịt nướng (thường được làm từ thịt lợn) ăn cùng với các loại rau và nước mắm. Tùy từng địa phương sẽ có cách pha nước mắm khác nhau với với lạc giã, cà chua hoặc chanh và ớt.

Bánh trứng mực (ăn ngon ở Phan Thiết)

Món ăn này được tác giả thưởng thức khi ghé thăm Phan Thiết. Bánh gồm có trứng mực, đậu phộng giã nhuyễn, lá bạc hà và dùng với nước chấm.

Xôi vịt và cơm gà (ăn ngon ở Phan Rang và Quảng Ngãi)

Gà và vịt là hai loại gia cầm rất phổ biến ở Việt Nam, gà thường được kết hợp với gạo, trong khi vịt thì nấu với gạo nếp.

Chè (ăn ngon ở Huế và Hà Nội)

Đây là một món tráng miệng ngọt ngào có thể ăn nóng hoặc lạnh. Những thành phần để nấu thành chè bao gồm: đậu, trái cây, khoai mì...

Bánh xèo (ăn ngon ở Sài Gòn và Phan Thiết)

Bánh xèo được tráng với tôm, thịt lợn hoặc mực. Tại Sài Gòn, bánh xèo được cuộn với lá rau diếp, trong khi đó ở Đà Lạt, bánh xèo lại được cuốn với bánh tráng và các loại rau sống, bánh xèo ở Phan Thiết thì nước chấm pha với lá bạc hà.

Bánh căn (ăn ngon ở Nha Trang và Phan Rang)

Bánh có kích thước khá nhỏ được nấu chín bằng đất nung, và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Bánh căn có thể ăn với thịt, tóp mỡ, hẹ và lá bạc hà.

Theo Thu Trang

Theo www.baomoi.com

Thu nhap khung cua an xin chua Bai Dinh

- Khoác lên mình những bộ quần áo rách rưới, nhếch nhác, lê lết ở ngoài đường nhưng thu nhập của "cái bang" ở chùa Bái Đính vào mùa lễ hội lên đến 4-5 triệu đồng/ngày.


Thật khó tin rằng cái "nghề" ăn mày được cho là "ở đáy của xã hội" lại mang về thu nhập "khủng" như vậy. Thế nhưng ở những ngôi chùa lớn, chuyện ăn xin kiếm được tiền triệu/ngày không còn là chuyện hiếm.

Tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, vào mùa lễ hội (từ mùng 6 đến mùng 10 tháng Giêng, âm lịch) đội ngũ ăn xin đông đảo hơn cả. Nắm được tâm lý hào phóng khi đi viếng chùa của khách thập phương, đội "cái bang" tìm mọi cách phô ra sự nghèo khổ, đau đớn của mình để du khách thương hại bố thí.

Theo tiết lộ của một người ăn mày ở đây, vào ngày cao điểm, có những người ăn xin được 4-5 triệu đồng/ngày. Người ít cũng được 1-2 triệu/ngày.

Mỗi người vài nghìn đến vài chục nghìn, vào những ngày đầu khai hội, mỗi ngày có tới vài nghìn lượt du khách tới thăm, ăn xin ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này có thể kiếm dăm triệu/ngày là chuyện không khó.

Theo tiết lộ của một người ăn mày ở đây, vào ngày cao điểm, có những người ăn xin được 4-5 triệu đồng/ngày. Người ít cũng được 1-2 triệu/ngày.

Nhà có sạp hàng bán cơm cháy ở chùa Bái Đính, ngày ngày tiếp xúc với hội "cái bang" ở đây, Trịnh Văn Thành (Trường Yên, Ninh Bình) cho biết ăn mày ở đây có ăn mày giả và ăn mày thật. Ăn mày thật là những người khuyết tật thực sự. Còn ăn mày giả là những người còn lành lặn, ăn mặc rách rưới giả dáng khổ sở để xin tiền quan khách. Ăn mày giả chỉ dám xin lén lút, thấy bóng dáng công an, bảo vệ là "chuồn" ngay.

Hết mùa lễ hội, du khách "lèo tèo", chỉ còn vài người ăn xin bám lại chùa hành nghề, mỗi ngày cũng kiếm được 2-3 trăm ngàn.

"Anh con nhà bác mình bị khuyết tật cũng ngồi xe lăn ăn xin ở chùa này. Vào ngày lễ hội cao điểm, anh cũng kiếm được 1-2 triệu/ngày. Còn ngày bình thường thì trung bình 2-3 trăm. Giờ hết mùa lễ hội anh ấy về nhà rồi", anh Thành nói.

Anh Thành cũng cho biết, ăn xin ở đây chỉ hoạt động mạnh vào mùa lễ hội. Hết mùa lễ hội thì chỉ còn lại vài người khuyết tật ngồi xe lăn bám trụ lại chùa.

"Gần đây công an, bảo vệ dẹp ác nên ăn xin ít đi và cũng không xin được nhiều mấy. Chứ mấy năm trước thấy anh mình thu nhập khá lắm", anh Thành nói.

La Hoàn

Theo www.baomoi.com

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Vung que moi nguoi chung nhau mot chiec bao quan tai

Cứ thế, từ thế hệ này đến lớp người khác, hàng ngàn người không kể giàu nghèo đẹp xấu đã dùng chung chiếc bao quan này.

hình ảnh minh họa (nguồn internet)


Hơn một thế kỷ đã qua, những tàn phá, ảnh hưởng của chiến tranh và thời gian cũng không thể làm phai mờ gia trị văn hóa mà người dân sống dưới chân núi Nứa thuộc xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu đang bảo tồn và lưu giữ. Bằng chứng cho sự bảo lưu đó là sự chăm chút chu đáo Di tích Nhà Lớn đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa và việc lưu truyền tục lệ sử dụng chung bao quan tài đỏ để mai tang nhiều người. Những di tích văn hóa vật thể hay phi vật thể ở chân núi Nứa này không mang ý nghĩa cao xa mà chỉ bao quanh triết lý "sống đồng tịch đồng sàn, chết đồng quan đồng quách" – một triết lý điển hình cho cách sống cộng đồng và đoàn kết của dân tộc.

"Sống đồng tịch đồng sàn"


Theo người dân xã Long Sơn, triết lý sống này xuất phát từ sự trải nghiệm và đúc kết của người khai khẩn vùng đất này. Đó là ông Trần hay còn gọi là ông Nhà Lớn. Ông Trần có tên thật là Lê Văn Mưu, sinh năm 1855, người làng Thiên Khánh, tổng Hà Thanh, quận Giang Thành (thuộc xã Tân Khánh Hòa, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày nay). Cuộc đời ông Lê Văn Mưu trải qua thăng trầm và biến động lịch sử. Năm 30 tuổi, ông tìm đến làng An Định, chân núi Tượng (thuộc xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang ngày nay) để xin làm đệ tử Ngô Lợi, giáo chủ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa và tham gia kháng chiến chống Pháp.

Sau khi kháng chiến thất bại, Ngô Lợi mất, nghĩa quân cũng dần tàn lụi. Lê Văn Mưu phải về quê ở ẩn. Bị quân Pháp truy lùng gắt gao ông quyết định đi miền ĐôngNam Bộ lánh nạn và phát triển mối đạo. Sau khi bàn bạc cùng gia quyến và đồng đạo, ông đã quyết định chọn mảnh đất Đông Nam đảo Long Sơn vốn còn rất hoang vu, nhiều rừng rậm, thú dữ và nhiều điều kiện khắc nghiệt như: Thiếu nước ngọt, đất đá cằn khô, sình lầy nhiễm mặn. Mặc dù biết Long Sơn là vùng đất hiểm trở nhưng do thấy được địa thế rồng nằm của dãy núi Nứa nên ông Lê Văn Mưu quyết tâm khai khẩn.

Năm 1900, ông Lê Văn Mưu và những người đi cùng đã dùng ghe đến đây để khai phá đất đai làm ruộng muối, trồng lúa, đánh bắt thủy hải sản. Chiếc ghe năm xưa mà ông Lê Văn Mưu thường dùng, nay vẫn còn được trưng bày ở di tích Nhà Lớn. Người dân nới đây gọi là ghe Sấm – nhằm gợi lên sức mạnh vượt sóng gió, đưa đoàn người Lê Văn Mưu đến vùng đất Long Sơn.

Khi đến khu vực chân núi Nứa, công việc làm ăn ở đây của người dân ngày một khấm khá. Để tính chuyện lâu dài, ông Lê Văn Mưu xin phép được quy dân lập ấp. Được Nhà cầm quyền chế độ cũ chấp thuận, ông quy tụ người dân khắp nơi, nhất là người Tây Nam bộ đến khai phá thêm đất đai, khuếch trương nghề nghiệp và dần hình thành nên ấp Bà Trao dưới chân núi Nứa (này là xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu).

Vì ăn ở hiền lành, truyền bá lối sống nhân nghĩa cộng đồng không mê tín dị đoạn nên ông Lê Văn Mưu được mọi người cảm phục, tin tưởng. Người đến chân núi Nứa mỗi ngày một nhiều và dần quen thuộc với hình ảnh của ông Mưu cởi trần, búi tóc củ tỏi, đi chân đất, làm việc suốt ngày, nên gọi là ông Trần. Hướng theo cách sống của ông, người dân nơi đây tạo thành một cụm quần cư theo đạo ông Trần.

Ông Trần hướng những người dân sống tha hương sống quần cư yêu thương lẫn nhau, không những cùng nhau làm ăn mà còn ở chung nhà nhau nữa. Nhà Lớn được ông Trần và các tín đồ hợp sức xây nên từ năm 1910, đến năm 1929 thì hoàn thành, đủ để thấy sức mạnh cộng đồng và cách sống quần cư bền vững của người dân theo đạo ông Trần ở Long Sơn. Và cũng từ đây ông Lê Văn Mưu lại có một tên gọi khác là ông Nhà Lớn.

Nhà Lớn xây dựng nhiều khu nhà riêng biệt với nhiều chức năng phục vụ cộng đồng như: Trường học, nhà chợ, nhà mát (để cư dân tránh mưa nắng), các dãy phố (dành cho lưu dân mới đến chưa có nhà ở), kho chứa thóc, nhà mộc, nhà đèn… Tất cả thể hiện cách sống chung, đoàn kết của người dân nơi đây theo triết lý sống cùng ăn ở cùng.

Xưa nay, việc trông coi và giữ gìn Nhà Lớn Long Sơn đều do nhân dân cùng con cháu ông Trần tự nguyện. Việc cúng lễ, tu sửa, quét dọn hàng ngày do phiên ngũ (năm người) đảm nhận, cứ ba ngày thay phiên một lần. Nhà Lớn hiện có 86 phiên với 340 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đáo lại một lần.
Theo quyết định số 1371/QĐ-VH ngày 03/8/1991, toàn thể khu Nhà Lớn đã được Bộ Văn hóa – thông tin công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.

"Chết đồng quan đồng quách"


Ăn chung ở chung mới chỉ là một phần trong triết lý sống của những người theo đạo ông Trần. Những người dân ở đây rất tự hào về phong tục táng chung một chiếc bao quan đỏ. Phong tục này vô cùng ý nghĩa, nó không mang màu sắc dị đoan như nhiều tục lệ lạ lẫm khác. Phong tục kỳ lạ này chỉ xoay quanh khát khao của con người là được sống chung thì cũng muốn được chết chung trong một chiếc bao quan.
Thấy được sự tò mò và chút hoài nghi trong mắt chúng tôi, một cụ bà phá lệ dẫn chúng tôi đến chỗ đặt chiếc bao quan màu đỏ. Theo cụ bà, chỉ khi nào có người chết đến thỉnh hoặc dịp lễ lớn mới mở của để nhận và xem bao quan. Ngày thường, chiếc bao quan được bảo quản khá kỹ lưỡng. Phải qua nhiều lớp khóa, cánh của mở ra và chiếc bao quan màu đỏ đập vào mắt chúng tôi một màu đỏ tươi, phía ngoài bao quan được trang trí bằng các họa tiết hoa sen được vẽ một cách tỉ mỉ. Nắp chiếc bao quan được đan bằng cây lồ ô, các cạnh được viền bằng tre, mặt dưới của nó là phiến gỗ.

Bà cụ bảo: "Màu đỏ ấy là do đèn cầy tan chảy bao quanh, màu đậm nhạt là do số lượng người mất mà có được, hàng ngàn người không kể giàu nghèo, đẹp xấu đã dùng chung chiếc bao quan này. Người theo đạo ông Trần luôn quan niệm: "Sống đồng tịch đồng sàn, chết đồng quan đồng quách", nên được đưa vào bao quan trước khi đem chôn là một niềm hạnh phúc và thỏa mãn. Chiếc bao quan màu đỏ được đặt trong góc nhà cạnh nhà thờ ông Trần như ước nguyện những người đã chết vẫn theo bên nghe lời răn dạy của ông.

Khi có hữu sự, thân nhân người chết đến liên lạc với người ở Nhà Lớn và thỉnh bao quan về, mở nắp ra đưa người chết vào rồi chụp lại, thắp đèn cầy đem ra nghĩa trang chôn. Lúc chôn chỉ cần mở nắp bao quan, khiêng thi hài đưa xuống mộ, sau đó bao quan được đưa về chỗ cũ, không chôn theo người chết.

Đặc thù của mai táng ở vùng đất Long Sơn này là không để quá lâu, không quá 24h, sáng chết chiều chôn,chiều hôm trước chết sáng hôm sau chôn. Bà Mai,cháu dâu của ông Trần cho biết thêm: "Người dân ở đây chết không chôn theo gì cả, cả bia mộ cũng không đề tên tuổi. Ngay cả mộ ông Trần cũng đơn giản không bia không lăng như người dân bình thường khác nơi đây". Khó ai tin được một người tiền hiền, có công lập ấp an cư lạc nghiệp cho dân, vậy mà khi chết đi cũng bình dị như bao nhiêu người.

Việc dùng chung một chiếc bao quan cũng xuất phát một phần từ cách sống bình dị tiết kiệm của người theo đạo Ông Trần. Theo tương truyền, ngày xưa ở vùng đất Long Sơn, thú dữ và cây rừng nhiều vô kể, nhưng để đốn hạ một cây to làm bao quan mất rất nhiều công sức và còn nguy hiểm đến tính mạng. Để đảm bảo an toàn và cùng giữ gìn cây cối trong rừng cho lớp con cháu mai sau, các vị trưởng lão mới nghĩ ra cách dùng chung một chiếc bao quan để mai táng người chết. Điều này cũng phù hợp với lối sống của người theo đạo Ông Trần, vì thế quan điểm đó được đón nhận là lẽ đương nhiên.

Trong bối cảnh hiện nay, khi người người chạy đua để xây mồ mả thật to, thật đẹp, thật hoành tráng cho người đã khuất thì người dân Long Sơn và phong tục mai táng chung một chiếc bao quan, nổi lên như một điểm sáng văn hóa cần được lưu giữ.


Điểm nóng
Vượt ngục chấn động ở Việt Nam
Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng
Ảnh cười: Chỉ có ở Việt Nam "Dị chuyện" chỉ có ở Việt Nam

Theo www.baomoi.com

Lang det co noi bien khu

Công Dồn từ lâu là ngôi làng vùng cao đẹp nhờ khu đất dựng nhà ở trung tâm rộng, những ngôi nhà sàn có mái hình trái xoài, nóc mái cao, chân mái thấp quây quần bên nhau trông rất gọn gàng, tươm tất. Vài ba năm nay, nhờ chương trình 135 hỗ trợ kinh phí làm nhà gỗ, mái tôn, cư dân đã giãn nhà thưa ra, nhà sàn mái lá không còn nhiều, làng Công Dồn rộng ra và trông có vẻ tươi trẻ hơn. Tuy nhiên, nghề dệt cổ xưa vẫn được duy trì trong những ngôi nhà mới.

Lang det co noi bien khu

Vải của ông cha

"Người Công Dồn mình mà không dệt vải thì không còn được coi là người Công Dồn nữa đâu. Ở đây bé gái học lớp 3, lớp 4 đã biết dệt, còn con trai chừng ấy tuổi biết theo cha lên rẫy trồng cây bông, lấy cây thuốc nhuộm rồi" - anh Aviết Crai, 40 tuổi, vừa nói vừa chỉ tay vào hai chiếc khung dệt để ở góc nhà. Anh cho biết bà con thường tranh thủ dệt ban đêm, nhưng nay đang vụ gặt giữa mưa nên ai cũng làm đến mờ tối mới về, không thể dệt đêm vì mỏi mệt.

Tự hào vì còn giữ nguyên vẹn nghề dệt của tổ tiên, người Công Dồn cũng tự hào khi bảo lưu được kỹ thuật chế biến một số vỏ cây rừng làm quần áo - tiền đề nghề dệt vải của mình. Ông Bling Hạnh, 61 tuổi, người tạo được những bộ quần áo vỏ cây và cũng là người am hiểu về nghề dệt thổ cẩm của Công Dồn, cho rằng cây bông vải cư dân Công Dồn đang trồng là giống bông bản địa lâu đời, vốn có nguồn gốc từ những người bạn Lào láng giềng. Trồng bông, kéo sợi, nhuộm màu, dệt, tự túc được tấm thổ cẩm để làm ra chiếc khố, chiếc váy, tấm quàng, tấm đắp (chăn), từ hàng bao đời nay nghề dệt thổ cẩm chưa hề gián đoạn với người Công Dồn. "Thời chiến tranh, làng mình vẫn trồng bông dệt vải để có vải dùng. Hạt bông từ thời ông cha mình để lại cứ nối giống mãi đến giờ, không bị đứt đoạn" - ông Bling Hạnh giải thích.

"Làng Công Dồn là nơi duy nhất ở Trường Sơn - Tây nguyên còn bảo lưu được nghề dệt cổ truyền, khép kín từ việc trồng bông, kéo sợi, nhuộm màu và dệt thành vải từ vật liệu tại chỗ để sử dụng. Quảng Nam là vùng đất duy nhất may mắn còn giữ được một làng nghề dệt như thế, bước đầu đã được các nhà nghiên cứu tìm đến. Nhưng đáng tiếc là đến nay Nhà nước vẫn chưa có kế hoạch bảo tồn cũng như phát triển nghề dệt thổ cẩm độc đáo của Công Dồn. Nếu được đầu tư xây dựng, đây có thể là một địa điểm du lịch Trường Sơn hấp dẫn" - ông Trần Tấn Vịnh, tiến sĩ dân tộc học, giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Nam, nhận xét.

Để tạo màu cho vải, từ xa xưa cư dân nơi Trường Sơn biên ải đã biết chọn lọc một số lá cây rừng làm phẩm màu nhuộm sợi. "Muốn nhuộm màu đen thì lấy lá cây tà-râm, còn màu vàng lấy dây mà-rơơt, màu đỏ dùng lá cây bhăl hay lá cây dhơvân đem ngâm ủ mà làm nên. Riêng màu xanh thì dùng phẩm nhuộm màu đen nhưng chỉ nhúng sợi qua một lần là được" - anh Aviết Crai kể chi tiết.

Để đỡ vất vả vào rừng tìm lá làm màu nhuộm, những năm gần đây người Công Dồn đã lấy những giống cây này về trồng ở vườn nhà hay ở rẫy. Họ cũng là chủ nhân của bí quyết giữ màu bền lâu tấm vải dệt. Với vải đen, họ dùng bột của hạt bắp rang cháy pha vào nước nấu từ củ nâu để ngâm vải dệt. Với các loại màu khác, họ ngâm vải trong nước vôi được làm từ đá vôi hay vỏ ốc lấy tại chỗ.

Còn sống còn dệt

Gọi Công Dồn là làng dệt không quá đáng khi ở đây nhà nào cũng trồng bông dệt vải. "Làng mình có 98 hộ, chỉ trừ bà Alăng En gần trăm tuổi không còn dệt được, còn lại nhà nào cũng dệt. Chỉ một số ít nhà có một khung dệt, còn lại nhà nào cũng có hai, ba khung dệt, cái lớn, cái nhỏ, đủ cho người lớn, trẻ em dệt" - chị Jơrum Bằng, 40 tuổi - chi hội trưởng phụ nữ làng Công Dồn, cho biết.

Giữ di sản ông cha, giữa rừng sâu cách biệt, ngoài lo trồng trọt cho cái ăn, người Công Dồn thời nào cũng cần cù, chăm chỉ để làm ra tấm vải mặc. "Vải mình làm ra dày, chắc, mềm, mặc ấm cái da mùa mưa, mát cái da mùa nắng. Phụ nữ mặc váy, đàn ông mặc khố, quấn tấm aduôn, tấm tuốt bằng vải của mình mới đẹp, mới ra người Cơ Tu" - bà Bling Pá nói. Bà mẹ 75 tuổi, biết dệt khi chỉ mới "đứng tới cái ngực của mẹ" này cho rằng dệt ra tấm vải để dùng tốn rất nhiều công sức, trong đó công phu nhất vẫn là khâu kéo bông thành sợi. Phải chịu khó, phải bền lòng tập tành lâu ngày mới có thể biến bông thành sợi - công đoạn thường do những phụ nữ lớn tuổi đảm nhận. Trung thành với tấm vải truyền thống, người Công Dồn vẫn chịu khó tự làm bông sợi, tự nhuộm màu để dệt ra vải dùng dù những năm gần đây đã có con đường nhập sợi tổng hợp đủ sắc màu. Chị Jơrum Bằng nói các bạn gái trẻ ở đây dù gần gũi với các loại vải công nghiệp nhưng vẫn chăm học nghề dệt truyền thống, nhiều bạn gái tuổi 18 đã khéo tay trong chuyện kéo sợi.

Coi tấm vải là niềm tự hào về sự sáng tạo của ông cha, cư dân của làng ai cũng góp tay vào việc. Bật bông, kéo sợi, nhuộm, dệt là phần việc của phụ nữ, trong khi nam giới lo chế tác khung dệt, cần bật bông, khung kéo sợi, giúp việc trồng, chăm sóc cây bông, tìm kiếm các loại cây, khoáng vật dùng làm phẩm nhuộm vải sợi. "Mình phải chung tay vô làm để có tấm aduôn quấn trong ngày lễ hội, có tấm tuốt đắp cho ấm trong mùa mưa. Làm ra tấm vải cực lắm, để một mình phụ nữ làm sao được" - anh Aviết Crai giải thích.

Bòn nhặt từng chút thời gian, một thợ dệt ở đây một năm giỏi lắm cũng chỉ dệt được dăm bảy chiếc váy và vài ba tấm aduôn, tấm tuốt là cùng. Vậy mà "vải mình tốt, dệt tốn nhiều công, không thể bán rẻ được. Nhưng bán đắt thì dân mình nghèo, tiền đâu mua. Bởi vậy nhiều người ở đây dù túng nghèo nhưng phải đem tấm vải dệt tặng cho bà con mình ở các làng khác. Tấm vải ông cha truyền lại mình phải giữ mãi. Người Công Dồn mình còn sống là còn dệt" - chị Jơrum Bằng bày tỏ.

HUỲNH VĂN MỸ

Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Di le chua

Những năm còn bé bám đuôi mẹ đi lễ chùa vào dịp tết, tôi được nghe giảng giải: Đây là Đức Thích Ca mâu ni thần thông quảng đại, người đã tu khổ hạnh dưới gốc cây bồ đề cả trăm năm mới thành chính quả. Đây là Quan thế âm bồ tát cứu khổ cứu nạn...

Bà hướng mắt vào tượng quan võ dữ dằn, giải thích: Còn đây là Bát bộ kim cương thần thông biến hóa, có tài tiễu trừ ma quỷ. Các ngài xưa đều là dân lục lâm thảo khấu, nhưng rồi được Phật giáo hóa, ngộ ra theo vào cửa Phật nên được thành chính quả. Chỉ vào hai hàng bụt ốc hai bên tả hữu vu, bà nói vui: Bên nhịn mặc để ăn thì béo tốt, còn bên nhịn ăn để mặc thì gầy tong teo...

Tôi nghe mà như bị cuốn vào cổ tích. Khi đến chỗ mặt động, là một vòm phù điêu mô tả Thập điện Diêm vương thì tôi kinh hãi nhất. Ở đấy là các cảnh tội nhân bị xử tội nấu vạc dầu, bị lũ quỷ đầu trâu mặt ngựa hành hạ bẻ răng rút lưỡi, cưa xẻ, bị cho vào cối giã, bị dìm xuống nước, phải leo cầu vồng, bên dưới có đàn chó ngao chờ sẵn, nếu ngã xuống là chúng cắn xé.

Mẹ bảo đó là những người khi ở dương gian sống thất đức như trộm cắp, dối trá lừa đảo, xảo trá mua đầy bán vơi, lừa thầy phản bạn hãm hại người ngay, sống bất lương, bất hiếu với cha mẹ, mắc muôn vàn thứ tội nên khi chết phải đi qua mười cửa điện âm phủ, chín cửa ngục để Diêm vương xét xử, phải bị quỷ sứ hành hạ cho đến bao giờ hối cải mới mong được đầu thai trở lại làm người. Còn những kẻ tham lam lừa lọc lấy cắp nhiều của cải quá thì phải vào kiếp trâu cày ngựa kéo để trả nợ trần gian, bị hành hạ đòn roi. Có người phải vào kiếp chó để dọn phân, canh cửa giữ nhà...

Cho nên sống kiếp này phải nhớ kiếp sau, nếu không tử tế, lại còn gây nhiều tội thì còn lâu mới được trở lại làm người. Chuyện nhà chùa mở ra trước mắt tôi như một cuốn sách luân lý. Đó là bài học đạo đức đầu tiên tôi học trong đời.

Năm nay về quê ăn tết, mẹ nhắc tôi: Đi đâu thì đi, nhưng nhớ lên chùa thắp hương. Tôi nghe lời bà trở lại chùa làng. Chùa bây giờ không cổ kính rêu phong như tôi tưởng mà đã được tu sửa khang trang, tượng được sơn son thếp vàng bóng nhẫy. Người đi chùa khá đông. Không chỉ các vãi già như xưa, mà đám nam thanh nữ tú dắt tay bá cổ nhau cũng nhiều lắm. Lại áo quần xí xớn đủ kiểu. Chỗ này chỗ kia hương khói nghi ngút. Khấn vái cũng sì sụp chen nhau. Họ đi nhanh qua các bệ thờ, bỏ nhanh lên bệ những tờ hai trăm khó tiêu ngoài chợ để Phật chứng giám lòng thành. Rồi lễ thì như làm khoán, hai tay chắp vái lia vái lịa giống cảnh băm bèo.

Xem ra lòng thành kính cũng pha chất vội vàng. Chùa còn đủ cả Bát bộ Kim cương, Thích Ca tam thế... nhưng mặt động có cảnh Thập điện Diêm vương không còn nữa. Tôi vừa lặng lẽ đi thắp hương các án thì phát hiện ra hòm công đức nhiều quá. Hầu như bệ thờ nào cũng có các hòm gỗ sơn đỏ nghền nghệt cạnh án thờ. Hàng chữ hòm công đức cứ như trừng mắt nhìn người đi lễ.

Tôi lại nhớ mẹ khi xưa đi lễ chùa, trong chiếc làn cói đựng đồ lễ bà thường đem theo chiếc đĩa sành. Đến bên bệ Phật, bà cẩn trọng sắp từng món lên chiếc đĩa đã lau sạch. Xong, rồi mới châm nén hương và lùi ra quỳ trước án chắp tay khấn vái. Đợi nhạt tuần hương lại chắp tay xin lễ, đem về một phần nhỏ, gọi là xin lộc chùa.

Tôi cứ bâng khuâng khi bước chân ra khỏi cửa chùa. Bây giờ lễ to, người đi lễ cũng nhiều. Nhưng lễ càng to thì hình như càng tăng vẻ mê muội. Còn lòng thành kính thì xem ra đã hao vơi đi nhiều lắm.

Đỗ Đức
Tháng giêng 2012


Theo www.baomoi.com

Nhung diem du lich hap dan nhat Ma Cau

Được mệnh danh là Las Vegas của Châu Á, Ma Cau có phong cách pha trộn giữa văn hóa phương Đông và kiến trúc phương Tây.
Nhà thờ Thánh Paul

Nhà thờ Thánh Paul.

Nhà Thờ được xem là tài sản văn hóa đặc sắc nhất của Ma Cau. Nhà thờ được xây dựng từ thế kỉ 17, được mệnh danh là công trình vĩ đạo nhất của đạo Cơ đốc ở Châu Á.
Để nói lên sự pha trộn văn hóa, mặt chính của Nhà thờ được thiết kế với những nét chạm trổ tinh xảo cùng những bức tượng tiêu biểu cho kiến trúc Cơ đốc: hình ảnh Chúa hài đồng Jesu, Đức mẹ đồng trình Maria, một con rồng bảy đầu và một bộ xương thể hiện cuộc sống nơi cõi âm.

Đền thờ A Ma

Đây là nơi phản ánh lịch sử thời Ma Cau bị Bồ Đào Nha chiếm đóng vào thế kỉ 13. Ngôi đền là nơi bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu trên biển, nên tương truyền đền là công trình cổ nhất tại Ma Cau được những ngư dân Trung Quốc xây nên.

Đền A Ma nơi thờ thần nữ Mazu.

Đền nằm ở về hướng Đông Nam của Ma Cau, bên trong đền thờ nữ thần biển Mazu, nữ thần thiêng liêng luôn chúc phúc và mang đến bình an cho những ngư dân trên biển. Hằng năm cứ đến ngày tưởng nhiệm nữ thần Mazu vào năm mới, rất nhiều ngư dân, người dân Ma Cau đều tề tụ về đây để đốt hương cầu nguyện và bày tỏ sự tôn kính.

Phố Largo No Senado

Ma Cau không chỉ nổi tiếng thế giới với công trình kiến trúc pha trộn giữa phương Đông và phương Tây mà còn là một trong những quốc gia sầm uất, kinh tế phát triển.

Phố Largo No Senado sầm uất về đêm.

Một trong những địa điểm nổi tiếng ỏ Ma Cau: phố Largo No Senado, nơi có nhiều tòa nhà, nhà thờ và nhà vườn đẹp nhất Ma Cau.
Điểm nhấn đặc biệt của phố Largo No Senado chính là tòa nhà Leal Senado được xây dựng từ thế kỉ 18, ở phía Đông Bắc là nhà thờ Thánh Dominic, là một trong những nhà thờ nhỏ của dòng tu Dominic được xây dựng từ năm 1590.

Khách sạn – sòng bạc Venetian

Khách sạn Venetian lớn nhất Châu Á.

Với tổng giá trị đầy tư lên đến 2.4 tỉ USD, khách sạn Venetian trở thành khách sạn lớn nhất Châu Á và lớn thứ nhìn trên thế giới.
Có diện tích khổng lồ: 3.000 phòng, sức chứa đến 30.000 vị khách, khách sạn Venetian còn là khu tích hợp dành cho những buổi hội họp, triển lãm, bên trong còn có nhà hát, một khu riêng dành tổ chức tiệc.
Ngoài ra Venetian còn có 3 con sông đào với thuyền đáy bằng, có người chào ca hát phục vụ du khách muốn thưởng thức vẻ đẹp của Ma Cau trên sông.

Những chiếc thuyền đế bằng và những người chèo thuyền yêu ca hát.

Casino Venetian.

Đặc biệt Venetian còn có tầng Casino với hơn 3.400 máy chơi slot, 870 bàn chơi bài… được mệnh danh là sòng bạc lớn nhất thế giới nằm dưới quyền kiểm soát của tập đoàn Las Vegas của tỷ phú Mỹ Sheldon Adelson.

Tháp Ma Cau

Tháp Ma Cau về đêm

Được mở cửa suốt từ 10 giờ sáng đến 9 giờ đêm, Tháp Ma Cau từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân và những du khách quốc tế.
Tháp Ma Cau cao 338 m, là trung tâm hội nghị và truyền hình của Ma Cau. Tầng 58 của Tháp là nơi lí tưởng để du khách quan sát, ngắm nhìn quang cảnh thành phố từ trên cao. Ngoài ra, Tháp còn có nhà hàng, cà phê chuyên phục vụ món ăn Bồ Đào Nha, Ấn Độ…
Ở Tháp Ma Cau còn tổ chức nhảy skyjump, một trò chơi mạo hiểm nhưng thú vị, cuốn hút các bạn trẻ yêu thích cảm giác mạnh.

Theo www.baomoi.com

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Giac mo ghe bo

TP - Hàng trăm cụ già bị con cháu bỏ rơi tìm vào tá túc ở chùa Lâm Quang- TPHCM, với ước mong được ra đi trên chiếc ghế bố. Chùa toàn sư nữ, người tá túc cũng toàn nữ.

> Tết giữa Hoàng Sa

Cành mai xuân Nhâm Thìn. Ảnh: T.N.A .

Cành mai trong giấy bóng

Dịp rằm tháng giêng chúng tôi ghé thăm chùa Lâm Quang ở phường 14, quận 8, TPHCM, nơi chăm sóc nhiều người già bị con cháu và người thân bỏ rơi.

Loay hoay mãi mới tìm được ngôi chùa nhỏ bởi nó nằm sâu trong một xóm nghèo. Hàng trăm cụ già đang nằm khắp nơi. Hỏi tới họ hàng con cháu, các cụ đều bảo: "Không biết chúng đang vui chơi tận chốn nào".

Chỉ còn hơn chục cụ đang đọc kinh trước bát bảo. Hóa ra đấy là những cụ còn minh mẫn nhất, lại có đủ sức khỏe nữa. Trong chùa chia làm hai khu vực, một đằng các cụ chuyên ngồi giường, một đằng các cụ nằm ghế bố.

Ngày xuân người người trẩy hội, đi chơi thăm thú vãn cảnh, hay quần tụ với gia đình chúc thọ, mừng tuổi. Trong chùa Lâm Quang không khí trầm tư lắm. Hôm 28 tết, bà Khoan 93 tuổi qua đời, sang ngày 29 chùa đưa đi thiêu. Bà con họ hàng con cháu, chùa chờ mãi chẳng thấy đứa nào.

Ni cô Diệu Sơn nói: "Mấy mùa xuân lạ lắm, năm nào cũng hàng chục cụ đi". Ra giêng ngày mồng 6 lại một cụ nhắm mắt. Đi thanh thản, trước đó bà vẫn ăn uống, chỉ ít hơn mọi bữa. Bà đi rồi lại về thôi. Người ta bảo vậy. Lọ cốt được đưa về chùa vào hôm sau.

Các cụ vào chùa đều thuộc thành phần hầu như "vô thừa nhận", lang thang nơi đầu đường xó chợ, không nhà cửa, con cháu chẳng đoái hoài. Lâm Quang là chùa sư nữ nên 115 cụ già được nuôi dưỡng cũng đều là nữ cả. Cuộc đời các cụ kể không biết bao giờ cho hết chuyện.

Bà thì độc thân bởi chờ người yêu ở xa, người tan vỡ hạnh phúc thình lình, kẻ bị con hắt hủi, người đãng trí đi lạc, kẻ tự ái vì bị bỏ bê. Cuộc đời phiêu bạt đến lúc mỏi gối chồn chân. Bèn tụ tập trước cổng chùa.

Mới đầu năm thấy hai mẹ con mù từ ngoài miền Trung vào. Người mẹ nghèo khổ, không chồng nhưng được đứa con. Không may sinh xong thì hỏng mắt.

Giờ biết đi đâu? Một bà, chẳng biết mất một chân tự bao giờ. Hỏi: "Cụ đã hỏng một chân rồi, còn muốn đi đâu mà đến chốn này?" Cụ hỏi: "Tôi đi kiếm con cháu tôi chứ đi đâu?". Thế chúng ở chốn nào rồi? Cụ lại hỏi: "Tôi mà biết, tôi đi tìm làm gì hả?". Một cụ tóc bạc da mồi, hỏi ra mới biết cụ vừa bước sang tuổi 95.

Trước kia cô em gái bán vé số nuôi chị, giờ cô ấy cũng đi bộ không nổi nữa, bèn đem chị gái mà gửi vào đây. Lạc quan nhất trong mùa xuân Nhâm Thìn 2012 phải kể tới bà Thành.

Bà người Sài Gòn, theo đạo Thiên Chúa: "Tui gửi người ta 25.000 đồng mua một cành mai bằng nhựa chưng ngày tết". Ngày ngày, bà ngồi ngắm cành hoa vẫn còn nguyên trong bao ni lông.

Người ta sống trong chùa mà hồn lắm khi vẫn còn ở nơi gầm cầu. Trong chùa cả năm trời rồi, đi vệ sinh còn hỏi: "Nhà vệ sinh số mấy vậy? Tôi hỏi để gửi đồ, tí nữa ra còn biết mà lấy quần áo". Lại có bà suốt ngày ôm cái bịch ni lông trước bụng, không rời tay.

Trong ấy chứa vài bộ quần áo rách. Bất kỳ ai đến gần, là la lên: "Ới công an! Nó cướp". Phải bà quá lo xa, phòng thân, kẻ lạ đến gần thẳng thừng hắt luôn ca nước vào mặt.

Hỏi ra mới biết, nhiều cụ quá nghèo nên mưu sinh màn trời chiếu đất cả cuộc đời. Nhiều cử chỉ thành ra phản xạ tự nhiên. Nhưng cũng không hiếm người lúc già mới bị lừa, cứ tưởng như giấc mơ hãi hùng. Một bà già ốm ung dung vào viện nằm. Ra viện, con nuôi đã bán nhà rồi ôm tiền trốn mất tích.

Kẻ làm công quả

Dừng bước trong chùa Lâm Quang.

Nicô Diệu Sơn vào chùa năm 1997. Khi đó cô mới học lớp 11 ở Quảng Trị, thích đi tu, trốn gia đình vào Nam để vào chùa.

Ni cô kể: "Khi đó, sư trụ trì chùa mới hơn 30 tuổi, đầy nhiệt huyết. Vùng này ngập nước, lầy lội lắm. Sư thấy mấy người già kiệt sức nằm quanh chùa bèn mời vào tá túc. Người ta nghe tiếng, kéo đến ngày càng đông".

Ni cô nói: "Chùa chúng tôi nghèo lắm, hằng ngày thầy trò phải bán cơm chay, làm hương, làm chiếu bán cho trại hòm (quan tài) lấy tiền mua gạo. Nhờ đường tu quá vất vả mà thầy trò càng kiên trì làm được những việc tưởng chừng không thể làm xong".

Chẳng hạn việc bổ củi nấu cơm. Các cô quanh chùa thấy sư nữ vất vả quá, lao vào giúp một tay, nhưng chẳng ai làm nổi. Các cụ tá túc đông, chùa nhỏ, lại cũ kỹ, không đủ nơi nằm. Các cụ ngủ cả trên hành lang, mưa ngập phải bế các cụ đi.

Chùa kiếm được ít tiền để xây thêm tòa nhà phụ. Số tiền chỉ đủ để thuê thợ xây. Sư phụ và các ni cô đều phải làm phụ hồ. Mệt quá, lăn ra ngủ, sáng ra đi tắm, bị xi măng ăn vào tay chân, bóc ra bắn cả máu.

Quận 8 "nổi tiếng" lắm trộm cướp, nghiện hút, bài bạc. Dân nghèo, học hành rất ít. Cuộc sống khó khăn, suy nghĩ đơn giản. Thậm chí lúc túng thiếu bế con ra chợ bán 4 triệu đồng, dân chợ xót xa, góp nhau trả 1,5 triệu rồi đưa cháu vào chùa. Giờ cháu đã lớn, trắng trẻo, thông minh, mà chùa vẫn gọi "thằng đen", cái tên thủa nó mới vào chùa.

Vào khu vực dành riêng cho các cụ bị liệt nằm một chỗ, thấy ni cô Diệu Thảo đang khám bệnh. Nhiều người đóng bỉm. Ni cô nói: "Chùa phải đi học điều dưỡng để thăm khám cho các cụ. Bác sĩ từ thiện thỉnh thoảng mới tới được". Các cụ nghe được thăm khám mừng lắm.

Ốm nặng, nhập viện, viện phí nhà chùa trả, các ni cô vào trực trong viện, cũng ngủ hành lang như thường. Các ni cô cả chục năm chưa một lần về quê ăn Tết. "Mỗi năm tiền công đức tập trung vào tháng Tết và tháng bảy. Chi phí đều nhìn vào đấy, nên từ đêm giao thừa qua ngày mồng một, cả chùa đều thức trắng để đón đệ tử và tổ chức cúng cầu an".

Bà cháu có một giấc mơ

Thăm khám cho các cụ đã bị liệt.

Các sư nói với tôi: "Phật tử và các nơi đã gửi gạo về giúp. Khi thiếu, sư lại ra chợ gạo khất thực, đem về nấu cơm. Lo nhất lúc các cụ ốm đau, tiền viện, tiền thuốc bằng cả chục bao gạo". Nhà chùa đang lo thủ tục để được cấp giấy phép chăm sóc người già. Chạy tới chạy lui nhiều lần chưa được.

Lý do là diện tích chăm nuôi của nhà chùa chưa đạt. Ni cô Diệu Sơn nói: "Theo quy định của nhà nước, mỗi cụ phải được chăm sóc trong diện tích mấy mét vuông. Phật tử cúng dường cho chùa một ngôi nhà bên kia đường, chùa đem đổi lấy 200m2 đất để mở mang diện tích.

Tháng 9 năm ngoái xây thêm một tòa nhà bốn tầng cho các cụ nằm. Nhưng các cụ đông quá, tính theo diện tích quy định vẫn bị thiếu hụt".

Muốn đảm bảo diện tích quy định để cấp giấy phép, nhà chùa chỉ cần giảm bớt số lượng các cụ xuống, bằng cách không nhận thêm người nữa. Như vậy chùa bớt gánh nặng, các cụ cũng được rộng rãi, giấp phép có ngay.

Nhưng từ chối như thế nào với những con người đã sắp sửa gần đất xa trời, đến chùa chỉ đem theo nguyện vọng được ra đi trên một chiếc ghế bố (loại ghế kết bằng vải bố, đồng thời cũng là cái giường)?

Tháng 2-2012.

Chùa Lâm Quang nuôi người già "vô thừa nhận" từ năm 1995 tới nay, tính ra đã 150 cụ qua đời. Nhưng cũng ngần ấy người thế chân vào. Các sư nói: "Các cụ bảo chẳng cần gì, chỉ mong một cái ghế bố để nằm khỏi thối thịt.

Mong sau khi chết, được nằm trong cái hòm không phải hòm quốc doanh". Nhà chùa cố gắng để các bà được nằm hòm có tí chút sơn son thiếp vàng. Chùa vẫn chạy vạy khắp nơi mà lo cho 115 cụ những giấc mơ ấy.

Trần Nguyễn Anh


Theo www.baomoi.com

Cau khan qua tin nhan di dong

Một ngôi chùa nổi tiếng ở Trung Quốc vừa mở dịch vụ tin nhắn khuyến khích người dân gửi nguyện vọng của họ đến chùa qua điện thoại, thay vì chen lấn đốt hương cầu khấn như thường lệ.

Hàng chục nghìn người đến thắp hương khấn vái ở chùa Yonghe Lama ở Bắc Kinh trong dịp Tết Nguyên tiêu vừa qua. Ảnh: China Daily

"Sáng kiến "xanh" này là loại hình khấn vái lần đầu tiên được áp dụng ở những ngôi chùa của Trung Quốc, vừa giúp giảm lượng người trong mùa cao điểm, vừa giảm nguy cơ chen lấn xô đẩy và hỏa hoạn", một Phật tử làm việc ở chùa Guiyuan nói.

Ngôi chùa Guiyuan được xây dựng năm 1658, nằm ở quận Hán Dương, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và được bao quanh bởi nhiều khu dân cư. Tết Âm lịch năm 2010, lượng khách tham quan và người dân đi lễ chùa là 600.000 người khiến chính quyền thành phố phải huy động 4.000 nhân viên cảnh sát bảo vệ trong khu vực này đề phòng trường hợp hỏa hoạn, chen lấn và tắc đường.

Năm nay, dù giá vé vào chùa đã tăng gấp đôi từ 10 nhân dân tệ (1,6 USD) một người lên 20 tệ trong dịp đầu năm nhưng lượng khách đi lễ chùa vẫn không hề giảm. Trong hai tuần qua, lượng người đến chùa đã tăng vọt. Hôm 27/1, tức ngày mồng 5 Tết Nhâm Thìn, chùa Guiyuan đã đón 360.000 người đến thắp hương và khấn vái Thần Tài.

Để giảm lượng người chen lấn ở chùa vào dịp lễ Tết, ban quản lý Guiyuan đã nảy ra sáng kiến hợp tác với chi nhánh China Mobile, mạng viễn thông hàng đầu Trung Quốc, tại Hồ Bắc, cung cấp dịch vụ cầu phúc bằng cách gửi tin nhắn qua mạng.

Mỗi tin nhắn không quá 8 ký tự có giá 3 nhân dân tệ (0,5 USD), còn các tin nhắn dài hơn 8-20 ký tự có giá 10 nhân dân tệ (1,6 USD). Trong khi đó giá thông thường, mỗi tin nhắn điện thoại chỉ mất chưa quá 0,15 tệ. Người gửi viết tin nhắn gồm những điều họ cầu khấn kèm số điện thoại di động người nhận. China Mobile sẽ chuyển những ước nguyện đó đến người nhận. Từ 8h sáng đến 5 giờ chiều, các tin nhắn được hiện thị trên một màn hình LED ở góc phía tây nam của chùa. Các nhà sư sẽ dựa vào đó để tụng kinh cầu khấn. Hơn 30.000 người đã thử nghiệm dịch vụ mới lạ này. Họ phải là thuê bao của China Mobile tại tỉnh Hồ Bắc.

Yang Guo, một nhân viên thuộc chi nhánh China Mobile ở Hồ Bắc chịu trách nhiệm giám sát dịch vụ này, cho biết trong hai tuần qua, đã có hơn 1.000 tin nhắn được gửi đi mỗi ngày. Dịch vụ này sẽ tiếp tục duy trì cho đến sau mùa lễ hội mùa xuân.

Yang Meiqin, 49 tuổi, người địa phương, cho biết bà đã nhận được một tin nhắn chúc phúc từ một người bạn. Bà rất thích ý tưởng này và đã đến chùa Giyuan để xem nhà chùa thực hiện nó như thế nào.

Chen Meng, 37 tuổi, cũng nhận được lời nguyện cầu những điều may mắn từ một người bạn cô quen khi đến thăm chùa tuần trước. Chen rất xúc động trước thành ý của người bạn và cảm thấy rằng nhà chùa đang cố gắng gìn giữ những tín ngưỡng tốt đẹp giữa nhịp sống hối hả của xã hội Trung Quốc hiện đại và thu hút sự quan tâm nhiều hơn từ thế hệ trẻ.

Tuy nhiên Li Jian, 28 tuổi, lại không đồng tình với sáng kiến này. Anh nói rằng dịch vụ gửi tin nhắn đã làm mất đi sự thanh tịnh của Phật giáo, làm mất đi sự linh thiêng của những lời nguyện cầu và khiến việc khấn vái cầu phúc đầu năm không còn là hoạt động tín ngưỡng nữa.

Ông Zhang Tongyou, 63 tuổi, một người dân Bắc Kinh theo Phật giáo hơn 20 năm nay, nói rằng ngôi chùa không nên thu phí để nhận các tin nhắn. "Những ngôi chùa khác có thể làm tin nhắn, nhưng đừng thu phí nếu muốn giảm lượng người đi lễ chùa trong những dịp cao điểm", ông nói.

Wei Chi, một Phật tử tại gia đồng thời làm việc cho chùa Famen, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc, cho rằng các nhà chùa không nên thu lợi nhuận từ những người đến cúng bái. Theo ông Wei, gần 60.000 người đã đến với ngôi chùa Famen hôm 23/1, ngày đầu tiên của năm mới Nhâm Thìn. Riêng trong ngày đó, khách viếng thăm không phải trả chi phí vào cửa, còn lại các ngày trong năm, giá vé lên đến 120 tệ (19 USD) một người.

Một nhân viên của chùa Lingyin ở Hàng Châu, Chiết Giang, đông Trung Quốc, cho rằng các ngôi chùa có thể tự quyết định xem họ có đủ nguồn lực kỹ thuật và tài chính để áp dụng dịch vụ gửi tin nhắn cầu khấn hay không và nên thu phí hay miễn phí dịch vụ này.

"Chùa Lingyin chúng tôi có đủ kinh nghiệm giải quyết vấn đề đông người và không cần phải yêu cầu mọi người ở nhà gửi tin nhắn đến", ông nói.

Anh Ngọc (Theo China Daily )


Theo www.baomoi.com

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Tau bien du lich cao cap SuperStar Aquarius dua 1.500 du khach den Da Nang

Sáng 07/02, tàu biển du lịch cao cấp SuperStar Aquarius của hãng Star Cruises tiếp tục cập cảng Tiên Sa, chở theo khoảng 1.500 du khách, chủ yếu mang quốc tịch Trung Quốc.

Từ khóa liên quan

Từ chuyên môn
  • Aquarius
Danh từ
  • du khách
  • tàu biển
  • xích lô
  • điêu khắc
Địa danh trong nước
  • Đà Nẵng
  • Thánh địa Mỹ Sơn
  • Ngũ Hành Sơn
  • Hội An
  • Huế
Động từ
  • du lịch
  • cập cảng
Tính từ
  • cao cấp
Địa danh thế giới
  • Trung Quốc
Danh từ riêng
  • Miền Trung

Tin đọc nhiều

  • Quảng Nam: Lũ lượt xem cá lóc nặng 10kg - Dân Việt 34161 lượt đọc
  • Wifi miễn phí, Hội An hút khách du lịch - ICTPress 4770 lượt đọc
  • Dịch vụ "ăn theo" tại Hội chùa Bái Đính - Báo Tin tức 616 lượt đọc
  • Lạnh lẽo khu đầm nhà Vươn một tháng sau cưỡng chế - Báo Đất Việt 518 lượt đọc
  • Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc: Dần hoàn chỉnh về nghi... - Đại Đoàn Kết 396 lượt đọc
  • Mang cả cuộc sống bày lên... đường sắt - Bee.net.vn 388 lượt đọc
  • Ông lão trăm tuổi 2 lần giết "mãng xà tinh" - VTC 326 lượt đọc
  • Đầu năm ngượng ngùng đi dự lễ hội "của quý" - Giadinh.net 232 lượt đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam: Lũ lượt xem cá lóc nặng 10kg - Dân Việt

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • 8 con hổ đói tấn công du khách trong công viên - Người Lao Động
  • Tưng bừng khai hội xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc - Dân Trí
  • Giòn ngọt cải mầm đá Sa Pa - Giadinh.net
  • Lãng mạn đảo Nami (Hàn Quốc) - VOV Online
  • Thiên nhiên cũng chào đón Ngày lễ tình yêu - Infonet

Các bài khác

  • Đa dạng các tour du lịch cho dịp Lễ tình yêu - Báo Công Thương
  • Vớt được cá mập voi khổng lồ trên vùng biển Ả Rập - Infonet
  • Đi lễ có thực từ tâm ? - ĐCSVN
  • Lễ hội cầu ngư, mở biển ở Đà Nẵng - Nhân dân
  • Những tòa lâu đài lộng lẫy nhất thế giới - Doanh nhân 360

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Song Tử (21/05-21/06)

Bạn thích hợp với các hoạt động tập thể ngoài trời. Sự hăng hái của Song Tử được đánh giá cao, nhưng nên cẩn thận với thời tiết đang ngày càng trở lạnh hơn. Đừng quên đôi găng tay và khẩu trang khi ra ngoài đường khẻo cảm lạnh nha.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies


Như thường lệ, du khách chia làm nhiều đoàn đi thăm các di sản miền Trung là Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cố đô Huế. Trong khi đó, nhiều du khách chọn tour dạo quanh thành phố Đà Nẵng bằng xích lô du lịch, mua sắm tại chợ Hàn và tham quan các điểm đến truyền thống của Đà Nẵng như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Theo www.baomoi.com

Su tich den Cuong va nhung cau chuyen day bi an

ANTĐ - Hàng năm vào ngày 15 tháng 2 âm lịch, người dân nơi đây lại bắt đầu lễ hội để tưởng nhớ đến cái chết đầy bi đát của thần thục An Dương Vương. Không những vậy, quanh lễ hội này còn có những sự trùng lặp kỳ lạ đầy bí ẩn.

Sự tích về An Dương Vương cũng như chuyện tình của công chúa Mỵ Châu với Trọng Thủy đã đi vào lòng người dân xứ Nghệ từ xa xưa. Căn cứ vào sử sách còn lưu truyền, thì Đền Cuông (thuộc xã Diễn Châu – Nghệ An) là nơi chôn cất và thờ cúng An Dương Vương, một trong những vị vua ở buổi đầu dựng nước. Hàng năm vào ngày 15 tháng 2 âm lịch, người dân nơi đây lại bắt đầu lễ hội để tưởng nhớ đến cái chết đầy bi đát của thần thục An Dương Vương. Không những vậy, xung quanh lễ hội này còn có những sự trùng lặp kỳ lạ đầy bí ẩn.

Mối tình và sự kết thúc của một triều đại

Thục phán An Dương Vương nổi tiếng với tài binh lược và đặc biệt gắn liền với ông là ngôi thành Cổ Loa huyền thoại. Không chỉ vậy, ngôi thành này còn gắn liền với vị thần Kim Quy và cái nỏ thần. Bắt đầu từ đó, đất nước Âu Lạc thời bước vào thời kỳ hưng thịnh và không lo nạn giặc ngoại xâm. Vào cuối đời Tần, Triệu Đà gốc Hán chiếm cứ Uất Lâm (Quý Huyện – Quảng Tây), Nam Hải (Quảng Châu – Quảng Tây), Tượng Quận (Quảng Tây), lập nước Nam Việt, xưng vương đóng đô ở Phiên Ngung. Triệu Đà mang mộng xâm lấn mở mang bờ cõi nên y nhiều lần đem quân nhằm thôn tính nước Âu Lạc, thế nhưng mấy lần đem quân sang đều bị thất bại bèn lập kế cầu hòa.

Thục An Dương Vương không những chấp nhận mà còn gả con gái yêu là Mỵ Châu cho Trọng Thủy, con trai vua Triệu Đà. Sau khi được "nhạc phụ" tin tưởng, Trọng Thủy bắt đầu ý đồ ăn cắp lẫy nỏ thần và báo về cho vua cha. Có lẫy nỏ thần trong tay, chắc thắng sẽ đánh bại Âu Lạc, Triệu Đà hí hửng cất quân đánh. Do chủ quan có nỏ thần hộ mệnh, giặc đến sát chân thành mà quân Thục vẫn đủng đỉnh không thèm nghênh chiến, nên thua to. Mất thành, An Dương Vương cùng con gái chạy vào Nghệ An lánh nạn.

Đền thờ An Dương Vương (Đền Cuông) ở Diễn Châu, Nghệ An
nơi người dân xứ Nghệ tỏ lòng thành kính với vị vua An Dương Vương

Một số sách sử Nghệ An chép rằng: Sau khi cùng Mỵ Châu lên ngựa phóng về phương Nam, tới nơi bờ biển chắn ngang, đường bị cắt đứt, đò giang không thấy bóng người, An Dương Vương kêu lên rằng: "Trời đã bỏ ta, hỡi sứ giả đại giang mà ta đã gặp, hãy cứu ta!". Từ mặt nước, thần Kim Quy nhô lên và nói: "Bệ hạ đang mang theo kẻ thù trên lưng ngựa. Cớ sao còn để làm gì?". Thục An Dương Vương rút kiếm định chém đầu Mỵ Châu, thì nàng khẩn khoản lạy thưa: "Nếu vì lòng phản bội mà hại phụ vương thì sau khi chết con sẽ trở thành cát bụi. Nhưng có hiếu nghĩa mà chết oan, thì con sẽ trở thành ngọc quý…". Vừa dứt lời, An Dương Vương chém Mỵ Châu. Nàng nằm sóng soài trên cát trắng, máu nàng chảy xuống biển, những con trai hớp được, cô lại trong lòng thành ngọc quý lấp lánh kỳ diệu. Những sự kiện trên diễn ra ở núi Mộ Dạ, tống Cao Xá, phủ Diễn Châu.

Như vậy, có thể thấy, dòng truyền thuyết về An Dương Vương trên mảnh đất Nghệ An đã thu hút không chỉ những câu chuyện về các nhân vật chính trong truyền thuyết mà ngay cả những mẩu chuyện về vết tích quân tướng của vua Thục lưu lại nơi đây. Đó có thể là chuyện về một hiện vật kỳ lạ (như chuyện tảng đá gạo trên núi Mộ Dạ), hoặc là chuyện về nghề nghiệp làm vàng mã hay tục dùng vàng mã trong cỗ bàn cúng tế. Niềm tin về sự hiện diện của Thục phán An Dương Vương thuở xa xưa đã ăn sâu vào tâm khảm những người dân xứ Nghệ. Dù là chuyện làm ăn, dù là chuyện phong tục, dù là để lý giải những hiện tượng kỳ lạ của tự nhiên, họ đều nhìn thấy ẩn hiện phía sau là bóng dáng vị vua huyền thoại ấy.

Ông Cao Ngọc Xuân và xác ướp con Hạc tại đền Cuông

Đền Cuông huyền thoại…

Đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, bên quốc lộ 1A, trên địa bàn xã Diễn An (Diễn Châu – Nghệ An); cách thành phố Vinh khoảng 30km về phía Bắc. Đền Cuông được kiến trúc theo kiểu chữ "Tam". Tam quan đồ sộ, cổ kính rêu phong. Cổng giữa có ba lầu, chằng chịt rễ cây si đeo bám khiến cho cảnh trí càng thêm u tịch. Tòa trung điện xây theo kiểu chồng diêm 8 mái, còn các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút.

Các công trình của đền đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chãi nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được chạm đắp tinh tế toát lên vẻ đẹp thanh thoát. Đền Cuông được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước - nơi có ngôi mộ công chúa Mỵ Châu. Từ đền Cuông nhìn về hướng Tây là núi Mụa có dáng voi phục, đăm đắm chầu về đền.

Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đền bị hư hại khá nhiều, miếu thờ Mỵ Châu và tường của đền bị bom phá tan. Nhiều năm liền lễ hội đền Cuông bị lãng quên. Mãi đến năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, đền Cuông mới được trùng tu một cách quy mô, và "hoạt động" trở lại. Năm 1995, sau một thời gian dài gián đoạn, Lễ hội đền Cuông được tổ chức trở lại, với quy mô và tầm ảnh hưởng lớn, thu hút sự quan tâm của của không chỉ người dân ở Nghệ An.

…và tích hạc về, cá voi chết cùng bóng dáng cố nhân

Ông Cao Ngọc Xuân, Trưởng ban quản lý di tích đền Cuông cho biết: "Đúng ngày khai mạc Lễ hội đền Cuông năm 1995, trong khi mọi người đang nô nức ngắm nhìn màn cưỡi ngựa diễu hành của một nông dân, thì bất ngờ, con hạc to, trắng toát tựa như đại bàng hạ cánh trên tay người cưỡi ngựa. Hàng ngàn ngươi ngắm nhìn, và hạc cũng liên tục vẫy cánh khoe sắc". Sự việc đó đã trở thành câu chuyện thời sự nóng bóng ở xứ Nghệ lúc bấy giờ. Từng dòng người từ miền ngược, miền xuôi đua nhau kéo về đền Cuông để ngắm hạc và cầu khấn. Đền Cuông trong những ngày Lễ hội năm đó luôn trong tình trạng quá tải.

Với sự xuất hiện của con Hạc trắng có rất nhiều tranh cái, nhưng sau đó ý kiến thống nhất rằng con Hạc trắng là hóa thân của Mỵ Châu về tham gia lễ hội cùng mọi người. Sau đó, Hạc được rước vào đền, cho đậu ở một nơi trang trọng, có không gian thoáng để người người chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, đúng một ngày sau khi Lễ hội kết thúc, hạc cũng chết và điều đó càng ứng nghiệm lý giải của người dân về mối liên hệ giữa con hạc với câu chuyện cổ xưa.

Ngay sau đó, một cuộc họp khẩn do lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An chủ trì đã diễn ra tại Diễn Châu, bàn về câu chuyện con hạc. Một số cho rằng, nên chôn cất và lập miếu thờ ngay tại đền. Nhưng về sau, khi đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, hạc đã được mang ra Hà Nội, tiến hành việc ướp xác, và sau đó được đưa vào lồng kính chuyển về Nghệ An. Ngày nay, tại đền Cuông, xác con hạc vẫn còn y nguyên nằm trong lồng kính, như để người dân khi đến với ngôi đền đều nhớ lại câu chuyện xưa.

Xác con Hạc trắng được ướp vẫn còn nguyên vẹn được lưu giữ trong đền Cuông

Khi mà câu chuyện con hạc, một giống loài động vật cao quý bỗng dưng xuất hiện, khiến người ta liên tưởng đến Mỵ Châu chưa kịp lắng xuống, thì tại Lễ hội đền Cuông một năm sau đó, ở bờ biển Cửa Hiền, thuộc địa phận xã Diễn Trung (Diễn Châu), phía sau ngôi đền Cuông huyền thoại, một con cá voi 10 tấn chết dạt vào bờ. Lúc này, người tham gia Lễ hội ùn ùn kéo về phía bờ biển để thắp hương cầu khấn. Theo lý giải của người dân, biển Cửa Hiền khi xưa là nơi An Dương Vương gieo mình xuống biển, và sau đó, người ta cũng đã lập miếu thờ tại đây. Lý do để người ta tin vào câu chuyện xưa, là bờ biển Cửa Hiền cạn, chuyện cá voi chết dạt vào bờ là ngàn năm có một. Như vậy, ứng nghiệm truyền thuyết xưa, sau khi giết chết Mỵ Châu, An Dương Vương đã gieo mình xuống biển.

Người dân đinh ninh rằng, hạc về là hiện thân cho Mị Châu, và cá voi chết một năm sau đó, dạt vào bờ biển và minh chứng cho cái chết đầy bi thảm của An Dương Vương. Có thể vì vậy mà Lễ an táng xác cá voi năm ấy có sự tham gia của hàng trăm ngàn người với những nghi thức trang trọng nhất. Sau đó, ngôi mộ cá voi được người dân ngày ngày hương khói. Khách về tham quan đền Cuông cũng không quên ghé qua mộ cá voi thắp nén nhang, như để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua năm xưa.

Như vậy, sau khi đền Cuông được tôn tạo và Lễ hội hoạt động trở lại, người dân đã chứng kiến những sự việc có mức độ trùng lặp đến lạ kỳ. Tất nhiên, bóng dáng sau những câu chuyện như hạc về và cá voi chết đều ẩn hiện rất rõ bóng dáng của người xưa. Vì thế mà sau hàng ngàn năm, câu chuyện lịch sử về An Dương Vương và Mỵ Châu vẫn còn nguyên giá trị. Lễ hội đền Cuông giờ đã được nâng lên một tầm cao mới, với những nghi thức và độ trang trọng không thua kém bất cứ Lễ hội nào khác ở Việt Nam. Và không chỉ người dân Nghệ An mà du khách bốn phương khi qua đền Cuông, như một phản xạ tự nhiên, đều dừng chân nơi ngôi đền lịch sử này, thắp nén nhang, và hồi ức lại câu chuyện lịch sử thấm đẫm nước mặt về tình yêu, tình phụ tử trong buổi đầu của thời kỳ dựng nước.

Lễ hội Đền Cuông được tổ chức hàng năm vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 2 Âm Lịch. Sau khi có chuyện con hạc về và cá voi chết đúng ngày Lễ hội, người dân lại càng quan tâm hơn và xem Lễ hội đền Cuông như là một sự kiện đặc biết, không thể vắng mặt trong năm. Từ một Lễ hội chỉ thu hút được người dân xung quanh vùng, nay Lễ hội đền Cuông đã được người dân khắp mọi miền đất nước để ý và hành hương trong những đầu xuân năm mới.

Trịnh Nguyễn


Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Yen Tu tung bung khai hoi

Sáng nay (1/2), lễ hội xuân Yên Tử 2012 đã chính thức bắt đầu. Hàng ngàn du khách gần xa đã đến dự và kính lễ.

Sáng nay (1/2), lễ hội xuân Yên Tử 2012 đã chính thức bắt đầu. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, đại diện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng hàng ngàn bà con Phật tử, du khách gần xa đến dự và kính lễ.

Rồng, lân cuộn múa mở đầu lễ hội.
Mở đầu chương trình khai mạc là nghi thức rước lễ long trọng, nối tiếp là phần biểu diễn nghệ thuật với màn trống hội hoành tráng, màn kịch hát "Hào khí non thiêng" do Đoàn Nghệ thuật Chèo Quảng Ninh trình diễn, tái hiện bối cảnh vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con, rời cung về Yên Tử tu hành, khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và hóa Phật.

Sau đó, phần trình diễn của đội múa rồng lân, màn hát múa vui hội đầu xuân do hàng trăm diễn viên biểu diễn, mang lại không khí sôi động... Với màu sắc trang phục rực rỡ, hoạt động nghệ thuật rộn ràng, mùa xuân như đang tràn ngập đất thiêng Yên Tử.

Kết thúc hành lễ khai hội là là lời chúc phúc đầu năm, lễ cầu cho quốc thái dân an và lễ khai ấn đầu năm. Sau đó, các đại biểu đã làm lễ dâng hương và tham quan, lễ Phật tại những điểm di tích của Yên Tử .

Kịch hát hào khí non thiêng tái hiện cảnh vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành và đắc đạo; cùng các hoạt động nghệ thuật đậm màu sắc dân tộc.

Nghi thức gióng trống, thỉnh chuông khai hội của ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh và Thượng tọa Thích Thanh Quyết.

Các vị lãnh đạo đến dự khai Hội Yên Tử .

Các bài viết về Lễ hội xuân 2012:

> Hội làng Triều Khúc

> Chen chúc đi lễ phủ Tây Hồ đầu năm

> Hội Xuân Yên Tử đếm ngược đến giờ khai mạc

> Nườm nượp trẩy hội chùa Hương

> Đầu năm đi chợ Viềng cầu may

> Chùa Bái Đính khai hội

> Bắc Ninh: Đi lễ Bà chúa Kho: Vay tiền ảo, "đốt" nhiều tiền thật

(Theo Tienphong)

Theo www.baomoi.com